Skip to content
Phục vụ tậm tân - Gọi ngay: 0904087199

Cách vệ sinh nồi cơm điện nội địa Nhật

21/04/20252 lượt đọc

Giống như mọi thiết bị điện tử khác như tủ lạnh, điều hòa hay máy giặt Nhật bãi, nồi cơm điện nội địa Nhật cũng cần được vệ sinh thường xuyên và định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động cao nhất.

Trong quá trình sử dụng, hạt gạo, hạt cơm và cả những vụn đồ ăn có thể bị kẹt lại ở những vị trí khó phát hiện. Nếu không sớm loại bỏ, chúng có thể có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng nấu nồi cơm cũng như vị ngon của các món ăn.

Mỗi loại nồi cơm Nhật bãi sẽ có cấu tạo khác nhau nên để biết chắc chắn nhất, bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi nhân viên bán nồi cơm điện nội địa Nhật nếu hướng dẫn được viết bằng tiếng Nhật. Bằng cách này, bạn sẽ biết cần lưu ý những gì khi vệ sinh nồi và bộ phận nào nên được vệ sinh thường xuyên.

Các bước vệ sinh nồi cơm điện nội địa Nhật

Có một số bước vệ sinh chung mà bạn có thể áp dụng với hầu hết nồi cơm Nhật bãi:

Bước 1: Để nồi cơm điện nguội đến nhiệt độ phòng

Không nên vệ sinh ngay khi nồi cơm còn nóng bởi nếu vô tình chạm vào, bạn có thể bị bỏng. Hãy rút phích cắm của nồi cơm điện và đợi cho đến khi tất cả các bộ phận (nắp trong, lồng nồi và nắp thoát hơi) nguội ở mức nhiệt độ phòng. Chú ý tham khảo hướng dẫn sử dụng để tháo rời nắp thoát hơi một cách an toàn và đúng cách.

Bước 2: Nhẹ nhàng tháo rời các bộ phận

Tháo rời các bộ phận có thể tháo như lồng nồi, nắp trong, nắp thoát hơi, gioăng cao su (nếu có) và muôi xới cơm.

Bước 3: Lau các bộ phận

  • Pha dung dịch vệ sinh nồi gồm 2 thìa thuốc tẩy clo (không bắt buộc),2 thìa nước rửa bát và đổ nước nóng để ngập tất cả các bộ phận.
  • Ngâm các bộ phận đã tháo rời trong 2-3 giờ để làm mềm cơm hoặc vụn thức ăn bám lại trên các bộ phận.
  • Rửa sạch và lau khô.
    Rửa sạch và lau khô kĩ các bộ phận trước khi lắp ráp lại 
    Rửa sạch và lau khô kĩ các bộ phận trước khi lắp ráp lại 

Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về cách vệ sinh nồi cơm điện nội địa Nhật bởi một số nhà sản xuất có thể khuyến cáo người dùng không vệ sinh lòng nồi bằng nước rửa bát.

Bước 4: Làm sạch các bộ phận

Dùng khăn khô không có xơ vải để lau khô các bộ phận, sau đó lắp lại các bộ phận trở lại vị trí ban đầu. Đảm bảo tất cả các bộ phận được lau khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào thân nồi để tránh hơi ẩm gây ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử.

Bước 5: Lau vỏ nồi cơm

Dùng khăn ẩm lau sạch vỏ nồi cơm.

Lưu ý khi vệ sinh nồi cơm điện nội địa Nhật

1. Ngắt điện trước khi vệ sinh

Hãy luôn nhớ rút phích cắm của nồi cơm điện trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật. Và đừng quên đợi nồi nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu lau chùi hoặc tháo rời các bộ phận.

2. Lưu ý khi vệ sinh lòng nồi

  • Tuyệt đối không sử dụng mặt mài mòn của miếng bọt biển hay bất kể vật thô ráp khác để vệ sinh lòng nồi.
  • Tuyệt đối không rửa bát đĩa hoặc đồ dùng nhà bếp bên trong nồi trong.
  • Không được đặt úp ngược nồi trong hoặc lên trên bát đĩa để làm khô.

Lý do bạn cần tránh các hành động này là bởi chúng có thể làm hỏng, xước lớp chống dính bên trong lòng nồi, không chỉ giảm đi đáng kể hiệu suất của nồi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe nếu lớp chống dính đó bám vào cơm hoặc thức ăn nấu trong nồi.

Nếu phát hiện nồi cơm Nhật bãi của bạn bị bong lớp chống dính, bạn cần nhanh chóng liên hệ cho cơ sở bán nồi cơm điện nội địa Nhật để hỏi mua lòng nồi mới. Do linh kiện và bộ phận thay thế của các sản phẩm nội địa Nhật không sẵn có như của sản phẩm Nhật xuất khẩu nên có thể không có lòng nồi thay thế. Nếu có thì giá tương đối cao hoặc phải mất thời gian để nhập mới về Việt Nam.

Đây là lý do bạn nên hạn chế tối đa làm hư hỏng các bộ phận hay chức năng của nồi cơm điện nội địa Nhật.

Không nên đặt úp ngược nồi trong hoặc đặt bát đĩa lên trên để làm khô
Không nên đặt úp ngược nồi trong hoặc đặt bát đĩa lên trên để làm khô

3. Tần suất vệ sinh

  • Nên vệ sinh bên trong lòng nồi, muôi xới sau mỗi bữa ăn, nếu không, cơm sẽ dính chặt vào lòng nồi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và cơm nhanh bị khô hơn bình thường. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng nồi cơm để nấu ăn thì vệ sinh càng trở nên cần thiết do có thể xảy ra tình trạng mỡ chảy vào lòng nồi.
  • Nắp thông hơi cũng cần được vệ sinh thường xuyên để hơi nước thoát ra đều, không bị tắc nghẽn, ứ đọng bên trong. Nếu tình trạng này xảy ra, cơm có thể bị ướt nhão hơn.
  • Các bộ phận khác có thể vệ sinh 1-2 lần/tháng, tùy tần suất sử dụng thiết bị.

4. Để ý gioăng cao su

Một số nồi cơm điện sẽ có gioăng cao su trên nắp nồi để giữ kín nồi. Nếu bạn đang sử dụng nồi cơm điện Nhật bãi cũ thì cần lưu ý đến tình trạng của gioăng. Trong trường hợp gioăng cao su bị thủng, rách hay gặp bất kể sự cố nào, hãy nhanh chóng liên hệ cho đơn vị bán nồi cơm điện nội địa Nhật để được bảo hành, hỗ trợ kịp thời.

5. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh

Một số vị trí của nồi cơm điện nội địa Nhật có thể bị dính các vết bẩn cứng đầu, khó tẩy rửa bằng nước nóng và nước rửa bát thông thường. Trong trường hợp này, nhiều người dùng có thể nghĩ đến các loại chất tẩy rửa mạnh hơn. Tuy nhiên, trước khi mua, bạn cần hỏi ý kiến của chuyên gia và chỉ khi được cho phép mới sử dụng bởi chất tẩy rửa mạnh quá mạnh có thể làm hỏng nồi cơm của bạn.

6. Không ngâm trong nước nóng quá lâu

Khi ngâm các bộ phận vào nước nóng (bước 3),chú ý không ngâm quá thời gian quy định, đặc biệt với lòng nồi. Bạn có thể ngân ít hơn 2 tiếng nhưng không được vượt quá 3 tiếng bởi như vậy sẽ dễ làm ảnh hưởng đến lớp chống dính trong lòng nồi.

7. Tránh vệ sinh bằng máy rửa bát

Mọi hoạt động vệ sinh nồi cơm điện Nhật bãi cần được thực hiện bằng tay. Các bộ phận như lòng nồi, nắp trong, hoặc van thoát hơi không nên vệ sinh bằng máy rửa bát  vì nhiệt độ cao và lực mạnh có thể làm hỏng các bộ phận này và việc tìm kiếm các bộ phận thay thế cũng rất khó khăn.

5/5 (1 bầu chọn)