
Ưu điểm và nhược điểm của nồi cơm điện nội địa Nhật
1. Ưu điểm của nồi cơm điện nội địa Nhật
- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là chất lượng vượt trội. Nồi cơm điện nội địa Nhật chính hãng và mới 100% có mức giá tương đối cao nhưng nếu so với các sản phẩm cùng tầm giá thì chất lượng của nồi Nhật có phần nhỉnh hơn. Nếu bạn tìm đến các cơ sở bán nồi cơm điện nội địa Nhật cũ, bạn cũng có thể tìm được nhiều sản phẩm đã 3-5 tuổi nhưng chất lượng vẫn đảm bảo từ tốt đến rất tốt.

- Dòng nồi cơm điện nội địa Nhật tại Việt Nam chủ yếu đến từ các thương hiệu lớn như Zojirushi, Tiger, Panasonic, Mitsubishi…Các thương hiệu này đều là những thương hiệu lớn tại Nhật và được người Nhật tin dùng. Do đó, khi về đến Việt Nam, bạn vẫn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
- Nồi cơm Nhật được trang bị nhiều tính năng hiện đại như công nghệ cao tần, nấu tự động, khả năng giữ nhiệt tốt và có thể nấu được nhiều loại gạo khác nhau.
2. Nhược điểm của nồi cơm điện nội địa Nhật
- Giá thành nồi cơm điện Nhật bãi (bao gồm nồi cơm mới và nồi đã qua sử dụng) thường sẽ cao hơn mặt bằng chung các nồi cơm điện trên thị trường Việt Nam. Tuy nồi cơm điện Nhật bãi là sự đầu tư xứng đáng nhưng nếu gia đình bạn hạn chế về tài chính thì nên cân nhắc kỹ.
- Khác với nồi cơm điện Nhật xuất khẩu sử dụng tiếng Anh và một số có sẵn tiếng Việt, nồi cơm điện nội địa Nhật có bộ điều khiển bằng tiếng Nhật (thường là bộ chữ kanji) nên có thể khiến người dùng Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, bạn có thể sử dụng các ứng dụng dịch thuật trên điện thoại hoặc hỏi trước nhân viên tư vấn tại cơ sở bán nồi cơm điện nội địa Nhật.
- Khi mua nồi cơm điện Nhật bãi thì bạn cần chú ý mua thêm bộ đổi nguồn 220V sang 110V mới có thể sử dụng thiết bị do các thiết bị điện tử của Nhật đều sử dụng nguồn điện 110V trong khi mức điện áp tiêu chuẩn ở Việt Nam là 220V. Nhiều người dùng không chú ý và cắm nồi cơm điện vào ổ cắm khiến nồi cơm phát nổ. Thông thường, nhân viên bán nồi cơm điện nội địa Nhật sẽ nhắc bạn về vấn đề này trước khi bạn mua sản phẩm.
Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện nội địa Nhật
Trước khi mua và sử dụng, bạn sẽ phải tìm hiểu qua về cách sử dụng và những chức năng cơ bản nhất trên nồi cơm điện. Mỗi nồi cơm sẽ có thiết kế bảng điều khiển riêng nhưng có một số chức năng cơ bản bạn nên biết:
Chế độ | Công dụng |
メニュー | Nút mở menu để tùy chọn chế độ và chức năng nấu. Sau khi đã hiển thị menu chế độ, bấm các nút mũi tên màu đen để chuyển qua từng cài đặt nấu khác nhau. |
炊飯 (すいはん) Suihan | Bắt đầu nấu cơm hay còn là nút Start, sử dụng khi đã chọn xong chế độ nấu phù hợp. |
予約 (よやく) Yoyaku | Chế độ hẹn giờ cho phép bạn cài đặt thời gian chờ và bắt đầu nấu theo thời gian đã hẹn trước. |
保温/取り消 (ほおん/しとりけし) Hoon/Torikeshii | Giữ nóng cơm/Tạm dừng. Sau khi nấu xong, đèn sáng là dấu hiệu cơm đang được giữ nóng để khi bạn ăn vẫn giữ được độ nóng hổi. Ngoài ra, trong quá trình nấu, bạn muốn dừng hoặc hủy chế độ đã chọn thì cũng bấm nút này. |
白米 (はくまい) Hakumai | Nấu cơm trắng. Đây là chế độ thông dụng nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất. Với chế độ này, cơm sẽ mềm, dẻo và thơm. |
早炊き (はやだき) Hayadaki | Nấu nhanh (Thường sẽ từ 15-20 phút),phù hợp khi bạn đang vội nhưng gạo sẽ không được dẻo và ngon như bình thường. |
エコ炊飯 Eco-suihan | Nấu tiết kiệm, thiết bị sử dụng ít điện hơn nhưng cơm cũng không được ngon như bình thường. |
無洗米 (むせんまい) Musenmai |
|
炊込み (たきこみ) Takikomi | Sử dụng chế độ này khi bạn muốn làm takikomi gohan, một món ăn Nhật Bản kết hợp cơm cùng với các nguyên liệu khác. Người Việt Nam có thể tận dụng chế độ này để làm cơm trộn hoặc cơm rang. |
おかゆ Okayu | Nấu cháo. |
玄米 (げんまい) Genmai | Nấu gạo lứt. |
Cơm là một món không thể thiếu ở Việt Nam nên chắc hẳn ai cũng đã biết cách sử dụng. Trong trường hợp bạn chưa rõ thì dưới đây là một số bước cơ bản để nấu cơm bằng nồi cơm điện nội địa Nhật:
- Bước 1: Đổ gạo vào trong nồi.
- Bước 2: Thêm nước, bạn phải tự đong nước phù hợp với nhu cầu ăn (ăn khô hay ăn ướt) của gia đình.
Một mẹo được nhiều người sử dụng là dùng ngón tay trỏ để đo lượng nước và cơm thường sẽ chín dẻo ở độ thích hợp khi nước ở dưới đốt ngón tay. Nếu bạn thích ăn cơm ướt thì có thể đổ nước qua đốt ngón tay và ngược lại, đổ ít nước hơn nếu ăn cơm khô. Ngoài ra, mực nước còn phụ thuộc vào loại gạo bạn sử dụng bởi một số loại có thể sẽ ngấm nước hơn các loại khác.
- Bước 3: Đóng nắp nồi cơm. Cắm dây điện để hiển thị bảng điều khiển. Chọn メニュー để hiển thị menu chế độ nấu và các thông tin liên quan.
- Bước 4: Chọn chế độ nấu phù hợp và bấm nút 炊飯 để bắt đầu nấu.

- Bước 5: Khi bạn nghe thấy tín hiệu (có thể là qua tiếng bíp) thì có nghĩa là nồi cơm đã bắt đầu nấu.
Tham khảo từ: thejapanguy.com và fun-japan.jp